Làm mái tôn tại Hà Nội – Biện pháp chống dột mái tôn

Làm mái tôn tại Hà Nội - Biện pháp chống dột mái tôn

Mái tôn là một trong những loại vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay. Nhưng nếu không biết cách xử lý đúng và không được bảo quản thì rất dễ bị dột mái tôn. Cùng Mái Tôn 4T tìm hiểu về biện pháp chống dột mái tôn và dịch vụ làm mái tôn tại Hà Nội uy tín và chất lượng nhất của chúng tôi.

Một số nguyên nhân gây thấm dột mái tôn

Mái tôn thấm dột sau 1 thời gian sử dụng là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng cũng có những trường hợp, mái tôn mới làm vẫn bị dột nước. Sau đây là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thấm dột nước ở mái tôn:

Làm mái tôn tại Hà Nội - Biện pháp chống dột mái tôn
Làm mái tôn tại Hà Nội – Biện pháp chống dột mái tôn

– Sử dụng tôn kém chất lượng sẽ làm cho mái tôn mau chóng bị thấm

– Quá trình lắp đặt mái tôn không đúng quy cách, kỹ thuật kém

– Axit ở nước mưa ăn mòn tôn lâu ngày.

– Nước mưa thấm vào những lỗ đinh vít mái tôn, lâu ngày sẽ bị ăn mòn, hoen rỉ và xảy ra thấm dột.

– Lỗ đinh vít tôn bị hở khiến nước mưa thấm vào bên trong.

– Tôn bị xước, lâu ngày nước mưa ăn mòn vết xước khiến tôn bị thủng.

– Mái bị hư hỏng do có vật rơi vào, do thiên tai gió bão.

– Tôn thấm dột do tràn sóng điểm tiếp giáp nối tôn.

Thay thế vị trí đinh ốc bị bung, hoen rỉ

Với trường hợp đinh ốc bị bung, hoen rỉ, bạn chỉ cần tháo bỏ vít lạnh cũ bị hư hỏng ra. Bắn lại vít mới vào lỗ cũ nếu tôn không bị rách rộng hơn gioăng trên vít mới.

Nếu tháo bỏ vít lạnh, lỗ vít cũ khá rộng nhưng cũng không quá lớn. Chúng ta bơm keo silicon vào lỗ đó và bắn lại. Keo sẽ tạo thêm lớp gioăng rộng hơn.

Lưu ý, không nên tháo đồng loạt vì tôn dễ bị xô lệch, khó bắn vít. Để đảm bảo hơn, bạn nên bắn thêm keo silicon phủ lên đinh.

Chống thấm khi giữa miếng tôn bị thủng

Trường hợp tấm tôn bị thủng không đúng vị trí gần xà đón. Bạn có thể xử lý thi công chống thấm như sau:

Với lỗ nhỏ: Nếu như lỗ tôn không to hơn vít lạnh. Chúng ta bắn một vít lạnh vào điểm đó rồi bơm keo silicon. Hoặc đơn giản hơn chúng ta có thể dùng keo silicon hoặc xi măng đắp lại lỗ thủng đó.

Với Lỗ lớn – đường rách dài: Đầu tiên bạn sẽ phải làm sạch bề mặt tôn quanh khu vực đó. Lấy một miếng tôn khác có cả chiều dài và rộng hơn điểm rách khoảng 10cm về mỗi bên. Dùng keo dán miếng tôn đó vào vị trí bị rách- thủng.

Cách chống thấm mái tôn với tường

Chống thấm ở vị trí tôn và tường có 2 cách xử lý:

Cách 1: Khi làm mái tôn, bạn cắt thêm tôn, tạo lòng máng sau đó bắn vít gia cố với giữa tường. Tiếp theo bạn bơm thêm keo silicon là được. Phương án này dùng cho chống thấm tường đã có trước đây.

Cách 2: Bạn có thể sử dụng hồ vữa xi măng trát lại để ngăn nước mưa chảy vào khe giữa 2 nhà.

Đầu tiên chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ tường và bề mặt tôn. Dùng dung dịch chống thấm – tạo liên kết thẩm thấu dạng poly – silicat hoặc sika latex… Phun lên bề mặt tường để những vị trí quanh đó. Như vậy nó sẽ vừa tăng khả năng chống thấm tốt nhất cả ở bên trong và tăng sự liên kết giữa vữa cũ và mới. Điều này rất quan trọng cho độ bền của lớp vữa này.

Bước tiếp theo, bạn vào vữa – hoặc xi măng trộn dẻo tạo thành máng trượt từ tường xuống mái tôn. Tạo đường cong đều nhất. Như vậy nước từ tường chảy xuống sẽ thoát nhanh.

Làm mái tôn tại Hà Nội - Biện pháp chống dột mái tôn
Làm mái tôn tại Hà Nội – Biện pháp chống dột mái tôn

Tấm dán chống thấm dột mái tôn

Có rất nhiều nhà xưởng, trang trại chăn nuôi, hoặc các căn nhà cấp 4…. có mái tôn đã bị hư hỏng. Có thể do các lỗ đinh bị rỉ sét, tấm tôn bị thủng một vài chỗ…

Tuy nhiên để thay thế những tấm tôn bị hỏng thì rất là phí. Hoặc việc thay thế những tấm tôn này tốn rất nhiều công sức do phải di dời thiết bị dưới mái tôn, thậm chí là phải ngừng sản xuất để thay mái tôn.

Ngoài ra, yếu tố an toàn cũng rất quan trọng vì rất dễ xảy ra các tại nạn. Khi tiến hành tháo dỡ mái tôn nếu không có những biện pháp thi công hiệu quả.

Vì vậy, sử dụng tấm lợp nhôm nhựa đường dán lên các vị trí hư hỏng là một giải pháp tối ưu nhất. Nhằm giải quyết được vấn đề thấm dột với chi phí hợp lý. Cách thi công rất đơn giản, thời gian thi công nhanh và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, bên dưới. Cách này cũng thường được sử dụng trong chống thấm sàn mái.

Sika chống thấm mái tôn

Mái tôn có 2 vị trí thường hay xảy ra thấm dột là vị trí mũi đinh và vị trí chồng mí giữa 2 tấm tôn.

Hai sản phẩm của sika là màng dán tự dính Sika Multiseal 4 lớp, gốc bitum, có phôi nhôm để dín mí. Và xử lý mũ đinh bắt tôn bị mở bằng keo polyurethane Sikaflex 11FC.

Các bước làm như sau:

– Tại vị trí tôn bị thủng, biến dạng phải làm sạch bằng cách đánh tẩy gỉ, thổi hết bụi, lau khô. Dán lỗ thủng, vết nứt bằng màng dán Sika Multiseal gốc Bitum có 4 lớp, phôi nhôm tự dính.

– Tại vị trí mũ đinh, cũng cần làm sạch bụi bẩn, gỉ sét. Sau đó tiến hành trám trét và kết dính bằng keo Sikaflex 11FC gốc PU.

Sơn chống thấm mái tôn

Khi sử dụng sơn chống thấm mái tôn ngoài tác dụng chống thấm còn có khả năng chống nóng. Loại vật liệu chống thấm này được biết đến bởi các đặc tính vượt trội như:

– Khả năng bám dính cực tốt trên chất liệu tôn.

– Chịu nhiệt, kháng kiềm, chịu nước, chống thấm dột cực tốt.

– Giảm nhiệt tác động lên mái tôn từ khoảng 10 – 30 độ C

– Bảo vệ tối ưu cho bề mặt tôn trước tác động của nắng mưa, gia tăng tuổi thọ.

Làm mái tôn tại Hà Nội - Biện pháp chống dột mái tôn

Cách tiến hành:

Với mái tôn còn mới, chưa bị tổn hại:

Chúng ta chỉ cần vệ sinh bụi bẩn bên trên lớp tôn. Sau đó, có thể tiến hành sơn trực tiếp lên tôn nhà xưởng. Tối thiểu cần khoảng 2 – 3 lớp sơn với độ dày 300-500micron. Định mức yêu cầu là 8m2/lít sơn hoặc 2.67m2/lít/3 lớp sơn.

Với mái tôn đã lợp khá lâu, bị gỉ sét:

Trước tiên bạn cần vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, gỉ sét có trên tôn. Rửa sạch bằng nước với vòi xịt. Sau đó phủ 1 lớp sơn chống gỉ lên trước. Sau khi hoàn thiện lớp chống gỉ với phủ tiếp 2 lớp sơn chống nóng cho mái tôn.

[related_cat]