Làm mái tôn Hà Nội và những lưu ý quan trọng

Lắp đặt mái tôn Hà Nội - Giá Rẻ - Uy Tín - Chất Lượng

Mái Tôn 4T được đánh giá cao với kinh nghiệm, chất lượng và sự tư vấn chuyên sâu. Hãy liên hệ với các công ty này để được tư vấn và thực hiện Làm mái tôn Hà Nội một cách tốt nhất.

Tại Hà Nội, nắng nóng đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân. Khi thi công, việc tính toán nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra sự tiện nghi và thoải mái cho công trình.

Với nhiều ưu điểm tuyệt vời, tôn lợp mái trở thành vật liệu lựa chọn hàng đầu của mọi gia đình Việt hiện nay. Để đảm bảo mang lại hiệu quả mái lợp cùng chất lượng công trình, một trong những yêu cầu quan trọng là bạn phải nắm vững những kỹ thuật và các bước thi công mái tôn.

1. Những lưu ý khi thi công mái tôn

Thi công mái tôn là dịch vụ tư vấn thiết kế và lắp đặt mái tôn đúng theo kỹ thuật, giúp mái tôn được sử dụng lâu bền và hạn chế bị dột. Việc sử dụng mái tôn là giải pháp hàng đầu cho các công trình xây dựng như nhà ở, xưởng sản xuất, các công trình công cộng, dân dụng…

 

Trong đó, chất lượng mái tôn lợp, tính thẩm mỹ của công trình chịu sự ảnh hưởng từ việc thi công mái tôn là chủ yếu. Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu lợp mái tôn thì phải lưu ý những điều quan trọng dưới đây, để đảm bảo mang lại mái lợp đạt tiêu chuẩn, nâng cao tuổi thọ công trình.

1.1 Xác định độ dốc của mái tôn

Tình trạng nước bị đọng trên mái, gây nên hiện tượng thấm dột sẽ gây nên những ảnh hưởng về tính thẩm mỹ và tuổi thọ của công trình. Do đó, trước khi lợp mái tôn bạn cần tính toán độ dốc mái tôn phù hợp để đảm bảo không gặp những hiện trạng trên.

a) Độ dốc mái tôn là gì?

Khi lắp mái cần một độ nghiêng nhất định để đảm bảo nước không bị ứ đọng, gây nên hiện tượng mòn, thấm dột. Khi đó, độ nghiêng của mái tôn so với mặt phẳng của mái lợp được gọi là độ dốc của mái tôn. Độ dốc của mái tôn phải phù hợp với từng kết cấu của công trình. 

b) Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn là bao nhiêu?

Tùy vào kết cấu công trình, vật liệu làm mái lợp sẽ có độ dốc khác nhau. Mái lợp càng có độ dốc lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh. Tuy nhiên mái dốc lớn sẽ khá tiêu hao vật liệu lợp mái. Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn hợp lý hiện nay là 10%.

Bạn có thể tính toán được độ dốc của mái tôn bằng công thức sau đây: Độ dốc của mái tôn i = H/L x 100%,

Trong đó :

  • i: là độ dốc
  • H: là chiều cao mái
  • L: là chiều dài của mái.

1.2 Khoảng cách xà gồ mái tôn

Xà gồ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống đỡ, chịu tải và liên kết mái tôn. Vì thế, khoảng cách xà gồ mái tôn cần phải tính toán chính xác để có số liệu chuẩn nhằm mang đến sự an toàn cho mái lợp, tăng khả năng chịu tải tốt. Khi đó mang đến sự an tâm, an toàn cho người sử dụng, tuổi thọ công trình được tăng lên, đồng thời tiết kiệm chi phí thi công mái lợp.

a) Xà gồ là gì?

Xà gồ là bộ phận chống đỡ sức nặng của mái, với sự hỗ trợ của các bức tường, kèo gốc, dầm thép sẽ tạo nên độ chắc chắn cho tầng mái của ngôi nhà. Xà gồ thường có các loại hình phổ biến như hình chữ Z, C, U, I để phù hợp với từng kiểu mái lợp khác nhau.

Xà gồ có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng của công trình. Việc xác định khoảng cách giữa xà gồ và tôn lợp mái là vô cùng quan trọng. Bởi nếu xác định đúng kỹ thuật lợp, đúng kích thước thì khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết của công trình được tăng lên đáng kể, từ đó tuổi thọ công trình được tăng cao.

b) Các yếu tố xác định khoảng cách xà gồ lợp mái tôn

Bạn có thể xác định được khoảng cách xà gồ và tôn lợp mái dựa vào 2 yếu tố quan trọng sau đây:

  • Độ dày vật liệu tôn lợp mái: Bao gồm xà gồ (đòn tay) và kèo, tôn lợp mái.
  • Độ dốc của mái lợp: độ dốc mái lợp là khoảng cách chiều dài mái lợp tính từ đỉnh đếm điểm thấp nhất mái lợp (có thể là máng thoát nước). 

c) Khoảng cách xà gồ lợp mái tôn đạt tiêu chuẩn

Ngoài ra, tùy vào từng loại công trình với khung kèo khác nhau mà khoảng cách xà gồ lợp tôn cũng có sự thay đổi khác nhau, cụ thể là: Đối với những hệ khung kèo 2 lớp thì khoảng cách vì kèo lý tưởng là 1100 – 1200mm. Đối với hệ kèo 3 lớp thì khoảng cách lý tưởng nhất là 800 – 900mm.

1.3 Chống sét cho mái tôn có cần thiết không?

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước, hiện tượng sấm chớp, sét đánh thường xuyên xảy ra khi mưa bảo. Do đó để hạn chế những rủi ro cũng như sửa chữa các công trình xây dựng về sau thì bắt buộc phải lắp đặt hệ thống chống sét cho mái lợp. Có 3 cách chống sét cho mái tôn cực kỳ hữu hiệu hiện nay là:

  • Lắp đặt cột thu lôi, kim thu sét.
  • Thi công kim thu sét trực tiếp.
  • Lắp đặt công nghệ tiêu tán mây điện tích.

 Các hệ thống chống sét cho mái tôn phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

  • TCN 68-174/1998 tiêu chuẩn chống sét của Tổng Cục Bưu Điện.
  • TCXD 46-1984 tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.
  • NF C17-102/2011 tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp phiên bản tháng 9/2011.
  • TCVN 4756-89 tiêu chuẩn nối đất an toàn điện hiện hành của Việt Nam.
  • TCVN 9385/2012 tiêu chuẩn “chống sét cho công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” của Việt Nam.

2. Biện pháp thi công mái tôn đúng kỹ thuật

Làm mái tôn Hà Nội
Làm mái tôn Hà Nội

2.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị các thiết bị cần thiết trước khi thi công

Đây là giai đoạn giúp bạn tiết kiệm thời gian thi công và đảm bảo yêu cầu về lớp lợp. Các bước chuẩn bị trước khi thi công gồm có:

  • Bước 1: Xác định độ dốc mái tôn, khoảng cách xà gồ, phương pháp chống sét cho mái lợp. Từ đó tính toán và chuẩn bị các vật liệu xây dựng cần thiết. Yêu cầu quan trọng của bước này là phải đảm bảo vật liệu xây dựng đều phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như không bị cong, vênh, không bị gỉ sét…
  • Bước 2: Tính toán và chuẩn bị số lượng tôn lợp mái phù hợp với kích thước và cấu trúc mái lợp. 
  • Bước 3: Tháo bỏ mái nhà cũ và sửa chữa phần hư hại (nếu sữa chữa và thi công mái lợp cũ)
  • Bước 4: Chuẩn bị những dụng cụ, đinh, ốc vít, keo… hỗ trợ cho việc thi công mái lợp nhanh chóng.

2.2 Giai đoạn 2: Thi công mái tôn đúng quy định

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và vật liệu thi công mái tôn, bạn tiến hành lợp mái theo từng bước dưới đây:

  • Bước 5: Lắp đặt tấm lợp. Lưu ý nên bắt đầu lắp từ đỉnh cao nhấp cho tới mép mái, sau đó sử dụng đinh vít, vòng đệm cao su để cố định tấm lợp. Và tiếp tục xếp các tấm lợp khác cho đến khi kín. Tấm lợp đầu tiên, ngoài rìa mái lợp mái nhô ra so với mép mái ít nhất 2cm. Khoảng cách giữa các tấm tôn lợp phải xếp chồng lên nhau ít nhất 2,5cm.
  • Bước 6: Lắp đặt máng nước và tấm úp nóc.
  • Bước 7: Lắp đặt diềm mái. Khi lắp đặt diềm mái cần lưu ý đặt diềm mái chồng lên các cạnh của máng nước .Không xảy ra hiện tượng dột, đọng nước…
  • Bước 8: Tiếp tục bắng đinh vít, keo mái lợp và kiểm tra lại các đường nối cũng như quá trình thi công của tôn.
  • Bước 9: Hoàn thành quy trình thi công mái lợp và nghiệm thu công trình.

2.3 Những lưu ý trong quá trình thi công mái tôn

Trong quá trình thi công mái tôn cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

  • Khung kèo, xà gồ đảm bảo khô ráo, không thi công khi bị ẩm mốc. Thanh xà gồ làm bằng sắt thì nên được sơn lớp sơn tĩnh điện chống han rỉ.
  • Kiểm tra độ cong vênh của xà gồ để khi thi công tiến hành. Lấy dấu đinh vít chính xác, không bị lệch ra ngoài.
  • Kiểm tra chất lượng các loại tôn lợp trước khi thi công.
  • Khi lắp đặt hai mái tôn liền nhau phải được úp lên nhau. Ít nhất 1 sóng để không xảy ra hiện tượng cấn sóng khi bắt vít.
  • Bắt vít thưng tường cần bắn vào múi âm và vuông góc với bề mặt tấm tôn che vách tường.

3. Tiêu chuẩn nghiệm thu lợp mái tôn

Làm mái tôn Hà Nội
Làm mái tôn Hà Nội

3.1 Yêu cầu thông gió

Các mái dốc phải thiết kế thông gió đảm bảo có hai chuỗi khe hở cho phép không khí thông vào, thoát ra. Tránh tích tụ hơi ẩm. Diện tích tiết diện ngang tối thiểu của mỗi dãy khe hở ít nhất là bằng 1/800 toàn bộ diện tích của mái.

Các khe hở thông gió có thể đặt tại đầu hồi nếu như chúng không quá 12 m.

3.2 Yêu cầu cách nhiệt

Khi sử dụng sản phẩm lợp có hệ số dẫn nhiệt lớn hơn ngưỡng thiết kế quy định. Phải thiết kế bổ sung giải pháp cách nhiệt để đảm bảo yêu cầu cách nhiệt cho mái.

3.3 Yêu cầu cách âm

Khi sử dụng những sản phẩm có chỉ số giảm âm thấp hơn giá trị ngưỡng thiết kế quy định. Phải thiết kế bổ sung một lớp cách âm để bảo đảm yêu cầu cách âm cho mái.

3.4 Yêu cầu chống ăn mòn bởi hóa chất

Các sản phẩm phải chống được sự ăn mòn gây ra từ nước mưa, sương muối, các axit thông thường và các chất kiềm. Sản phẩm không chống được sự ăn mòn hóa chất nêu trên. Phải có chỉ dẫn thiết kế phủ hoặc sơn thêm một lớp có acrylic ở bề mặt.

3.5 Yêu cầu về an toàn

Các thử nghiệm thích hợp được mô tả trong tiêu chuẩn sẽ chỉ ra đặc tính của các sản phẩm.

Xét ở khía cạnh an toàn, môi trường và độ bền.

3.6 Yêu cầu khả năng chống tốc mái do gió

Thiết kế phải định rõ loại và số lượng các chốt (N) trên mỗi m2. Đối với các độ dốc lớn hơn 15 %.

3.7 Yêu cầu chống cháy

Khi thiết kế mái phải lựa chọn sản phẩm và vật liệu kết cấu đảm bảo đáp ứng phù hợp. Với cấp và loại phòng chống cháy quy định cho nhà và công trình xây dựng.

 Mái Tôn 4T được đánh giá cao với kinh nghiệm, chất lượng và sự tư vấn chuyên sâu. Hãy liên hệ với các công ty này để được tư vấn và thực hiện lợp mái tôn tại Hà Nội một cách tốt nhất.

[related_cat]