Hướng dẫn cách làm mái tôn Hà Nội đúng kỹ thuật

làm mái tôn Hà Nội

Mái tôn với nhiều ưu điểm vượt trội đang ngày càng trở thành 1 vật liệu phổ biến được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên cách làm mái tôn Hà Nội như thế nào đẹp là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Do đó bài viết này  MÁI TÔN 4T sẽ hướng dẫn cách làm mái tôn Hà Nội, chuẩn kỹ thuật và bền mà bạn có thể tham khảo để thực hiện dễ dàng hơn.

Cấu tạo của hệ thống mái tôn lợp mái

  • Khung mái tôn: Là phần chịu tải trọng lớn nhất của công trình gồm sắt hộp và ống sắt. Công trình có diện tích và mặt bằng lớn thì phần khung làm cũng sẽ lớn và chắc chắn theo.
  • Hệ thống kèo và tôn lợp: Tùy vào diện tích lợp tôn mà hệ thống kèo tôn lợp sẽ lớn tương ứng theo. Và tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tính chất của công trình để lựa chọn chống nóng cho mái tôn với các loại tôn lợp có nhiều công năng.
  • Hệ thống ốc vít: Nên lựa chọn các loại ốc vít được làm bằng inox mạ crome, độ cứng. Vừa cao vừa có khả năng chịu ăn mòn tốt. Hệ thống gioăn cao su phải khít không để cho nước mưa thấm vào. Lưu ý là nên sử dụng thêm keo kết dính để bảo đảm hơn.
  • Khi hoàn thiện bộ khung chúng ta phải sử dụng 1 lớp sơn chống rỉ hay chống nóng và các loại sơn chuyên nghiệp để ngăn cản sự tác động cả thời tiết.

Ưu và nhược điểm của mái tôn

 1. Ưu điểm của mái tôn

  • Độ bền:

Độ bền của 1 mái tôn phụ thuộc vào thành phần và đặc điểm cấu trúc vi mô của nó. Tôn lợp mái nhà thường được làm làm bằng thép, thép không gỉ- inox, nhôm, đồng và hợp kim của các kim loại khác nhau. Do đó, tấm lợp mái nhà có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

  • Nhẹ và có tính thẩm mĩ:

Tấm lợp mái tôn có thể làm cho ngôi nhà của bạn có 1 vẻ đẹp riêng. Vì nó có thể thay đổi đáng kể diện mạo bên ngoài của 1 ngôi nhà. Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và phù hợp trong các công trình xây dựng. Vì có tỷ trọng nhỏ. Cho nên việc hướng dẫn thi công lợp mái tôn rất đơn giản, không có quá nhiều chi tiết quá phức tạp, rườm rà.

  • Tuổi thọ dài:

Thời gian sử dụng kéo dài từ 20 đến 40 năm nếu biện pháp thi công mái tôn đúng kỹ thuật.

  • Dễ dàng lắp đặt:

Việc lắp đặt tấm lợp mái nhà nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúng có thể được lắp đặt trên khung mở, bề mặt rắn hay trên 1 tòa nhà đã thi công xong.

  • Khả năng chống nóng:

Tấm lợp mái nhà phản xạ hầu hết các tia nắng mặt trời bao gồm cả các tia UV từ mặt trời. Hiện nay có nhiều loại tôn chống nóng sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn luôn mát mẻ. Việc hướng dẫn thi công lợp mái tôn chống nóng cũng chỉ khác 1 chút so với mái tôn thường.

  • Mang lại hiệu quả kinh tế cao:

Tuổi thọ của dài 30- 50 nam. Ngoài ra, chi phí bảo trì gần như không đáng kể. Tấm lợp mái tôn cũng có giá rẻ nên được sử dụng rất nhiều. Nếu muốn tiết kiệm chi phí khi xây nhà quy mô lớn thì nên sử dụng tôn lợp mái.

  • Khả năng Cách âm:

Nếu sử dụng vật liệu đệm đầy đủ bạn có thể hạn chế được những tiếng ồn do mưa. Thỉnh thoảng tôn vẫn có thể xuất hiện các vết lõm. Bạn có thể thay thế và sửa chữa nó rất dễ dàng. Dùng tấm lợp xi măng để bịt các lỗ nhỏ hay các vết nứt.

2. Những hạn chế còn tồn tại của tôn lợp mái

Khi khuyên các bạn lựa chọn sử dụng các sản phẩm mái tôn. MÁI TÔN 4T cũng đưa ra những hạn chế để các bạn nên cân nhắc thi công mái tôn.

  • Rỉ: mái tôn chịu sự tác động của thời tiết thì dễ bị rỉ.
  • Tính dẫn nhiệt: Vì làm tunên phải đưa ra các phương pháp chống nóng hiệu quả và hiện nay đã có cách lợp mái tôn chống nóng hiệu quả.
  • Ảnh hưởng đến sóng điện thoại hay vô tuyến: việc này thời gian trước là cả 1 vấn đề nhưng giờ đây nó không còn đáng lo ngại nữa.
  • Không thẩm mỹ như mái ngói, phù hợp với các công trình nhà xưởng và các mẫu thiết kế nhà ở đơn giản.
  • Vì trọng lượng nhẹ nên nếu không đóng tôn kĩ sẽ dễ bị tốc mái khi có bão lớn.

Hướng dẫn cách làm mái tôn đẹp, đúng kỹ thuât và bền

Mái tôn mang đến rất nhiều lợi ích cho công trình. Tuy nhiên, cách làm mái tôn Hà Nội lại không hề đơn giản. Đòi hỏi nhân viên lắp đặt cần phải có kỹ năng tốt nhất. Do đó, trước khi tự áp dụng cho công trình của mình thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn lợp mái tôn ngay sau đây.

Bước 1: Chuẩn bị vật tư và dụng cụ thi công

Trước khi thực hiện lợp, thi công làm mái tôn thì ta cần đo đạc. Xác định số lượng vật tư hợp lý bằng cách lên bản vẽ chi tiết.

làm mái tôn Hà Nội
làm mái tôn Hà Nội

Bước 2: Thi công khung mái tôn

Hệ khung mái đóng vai trò cực kì quan trọng vì chịu lực cho toàn bộ hệ thống mái tôn. Khi thi công cần thực hiện và điểu chỉnh thật cẩn thận, chính xác và an toàn.

  • Kiểm tra độ ẩm giữa xà gồ và hệ khung mái: <12%
  • Các chỉ số như khoảng cách, độ dày xà gồ, độ dốc mái ứng,… Cần được thiết kế chính xác hết sức có thể
  • Để mái tôn có thể tự thoát nước mà không bị ngưng đọng. Khi trời mưa thì độ dốc của mái tôn nên đạt ở mức ≥15%

Bước 3: Lắp đặt các viền, diềm mái bao quanh

Việc tiếp theo cần làm đó là thi công diềm mái. Sử dụng đinh đóng mái khoảng ¼ inch nhằm cố định diềm mái và mái hắt. Nếu công trình có lắp máng nước thì phần viền bao quanh của nó nên được đặt chồng lên các cánh của mái tôn. Để mái tôn được bền bỉ và vững chãi hơn thì các viền bao quanh cần phải được gia công và lắp đặt thật chính xác.

Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp

Cách làm mái tôn đẹp thì mái tôn nên được lặp đặt từ phần đỉnh cao nhất sau đó lần lượt cho đến phần mép của mái. Với tấm lợp đầu tiên nên được đặt nhô ra cách khỏi mái tôn với khoảng cách tối thiểu ¾ inch. Sau đó những tấm lợp tôn tiếp theo nên gối lên nhau ít nhất 1 inch để chắc chắn rằng chúng có sự kết nối.

Bạn có thể sử dụng thêm keo silicone lên điểm nối giữa 2 tấm tôn. Để những điểm nối này được siết chặt với nhau hơn mà không gây hại gì đến cho công trình.

Bước 5: Lắp đặt các tấm che khe nối

Tấm che khe nối có công dụng là giúp giấu đi các vết nối ghép, ngăn chặn bụi bẩn, hạn chế nước mưa thấm vào trong lớp cách nhiệt và vào trong nhà. Tùy thuộc vào đặc điểm của phần nóc của công trình mà các tấm che khe nối này có thể được uốn cong theo hình chữ V.

Bước 6: Hoàn thiện thi công lợp mái tôn

Để tránh sai sót không đáng có thì sau khi hoàn thiện quy trình thi công thì bạn cần phải kiểm tra thật kỹ cả bên trong và bên ngoài của mái tôn. Toàn bộ mảnh lợp, đinh vít, rác,… cũng cần được dọn dẹp sạch để không ảnh hưởng đến độ bền của mái tôn cũng như hạn chế những hư hại có có thể xảy ra.

Những lưu ý quan trọng trong hướng dẫn cách làm mái tôn chất lượng?

  • Không kéo trượt tấm lợp trong quá trình vận chuyển để không làm xước tấm lợp khiến mái tôn bị hư hại, hỏng hóc.
  • Khi bắn, xiết vít thì tay cầm nên được đặt vuông góc 90° với tấm lợp và sử dụng lực bắn vừa đủ. Chiều dài vít tiêu chuẩn để đảm bảo mái tôn chắc chắn nhất nên có độ dài từ 4– 6 cm
  • Trong quá trình cắt tấm lợp mái tôn tránh tình trạng phôi sắt bắn lên mặt của mái để lớp sơn không bị cháy và ngăn chặn tình trạng gỉ tôn sau 1 thời gian sử dụng
  • Nên vệ sinh mái tôn 6 tháng/lần bằng cách xả nước lên trên mái.
[related_cat]