Mái tôn (hay còn gọi là tấm lợp) đã không còn qua xa lạ và trở thành vật liệu lợp mái phổ biến của mọi ngôi nhà. Sở dĩ nó nó được ưa chuộng bởi độ bền, đẹp, giá thành rẻ, đồng thời là loại vật liệu với nhiều màu sắc, mẫu mã khác nhau đảm bảo tính thẩm mỹ của nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều người không biết về quy trình lắp đặt mái tôn ra sao.
1. Chuẩn bị
Đo lường: Trước khi lắp đặt mái tôn bạn phải tiến hành đo đạc chính xác để đặt mua vật liệu. Đầu tiên bạn phải xác định độ dốc của mái nhà. Độ dốc được xác địn h bằng điểm thấp nhất và cao nhất của mái nhà. Dựa vào độ dốc để bạn có thể suy ra diện tích mái tôn cần lợp là bao nhiêu.
Công thức tính độ dốc: Chiều dài x chiều rộng x độ dốc.
Mua vật liệu: Tùy thuộc vào nhu cầu và kết cấu của ngôi nhà mà bạn sẽ phải đặt mua số lượng và mẫu mã vật liệu sao cho phù hợp. Bạn sẽ phải cần chuẩn bị những vật liệu như: thiết bị cắt kim loại, súng bắn ghim, cưa xoi, máy khoan, mũi khoan các loại, đinh vít, đinh đóng mái. 1 ¼ inch, vít gỗ tự hàn kín.
Chuẩn bị một vị trí làm việc: Để việc thực hiện lắp đặt mái tôn diễn ra suôn sẻ bạn cần chuẩn bị một vị trí làm việc sao cho thuận tiện nhất. Ví dụ như bạn cần phải có 1 thùng lớn chứa phế liệu, giàn giáo hoặc cầu thang cần thiết cho việc lắp đặt… Tháo bỏ mái nhà cũ: Để tháo bỏ mái nhà cũ, bạn cần phải bắt đầu tháo từ điểm cao nhất, điểm xa nhất rồi tháo tất cả những tấm lợp cũ. Bạn nên thay nó bằng tấm lợp hợp kim mới và đặt lại vị trí máng nước nếu muốn. Sửa chữa phần hư hỏng: Nếu thấy có bất kỳ sự hư hỏng nào về lớp cách nhiệt, khung mái. Hệ thống thông gió hãy sửa chữa lại ngay trước khi tiến hành lắp đặt mái tôn.
2. Các bước lắp đặt mái tôn chuẩn nhất
Bước 1: Lắp đặt viền bao quanh
Viền mái và mái hắt là k im loại được dùng để bao quanh toàn bộ chu vi ngôi nhà. Bạn cần sử dụng đinh đóng mái 1 ¼ inch để cố định chúng. Tốt nhất nên đặt nó chồng lên các góc cạnh của máng nước (nếu có).
Bước 2: Lắp đặt các tấm lợp
Bạn nên bắt đầu lắp đặt từ đỉnh cao nhất sau đó đến mép mái. Chú ý giữ tấm lợp đầu tiên rồi đặt nó trên mái nhà để nhô mép ít nhất ¾ inch. Tiếp theo, bạn dùng đinh vít đầu có vòng đệm cao su tổng hợp để cố định chúng, khoảng cách giữa các đinh là 12 inch.
Sau đó, bạn tiếp tục lắp đặt các mái tôn khác sao cho đảm bảo các cạnh gối lên nhau ít nhất. 1 inch hoặc theo yêu cầu thiết kế với các tấm lợp liền kề. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ mái được lợp xong.
Bước 3: Lắp các tấm che khe nối
Tấm che khe nối là vật liệu gần giống với mái hắt, trừ khi nó được đặt lên các khe trên mái nhà. Bạn cũng nên dùng máng khe mái. Tấm che khe nối có một ưu điểm nổi bật đó là có khả năng uốn cong hình chữ V để phù hợp với nóc nhà. Phụ thuộc vào độ rộng của máng khe nối mà bạn có thể dùng 1 hoặc 2 hàng ốc vít.
Bước 4: Hoàn thành lắp đặt
Sau khi phần lắp đặt mái tôn đã bao phủ toàn bộ mái nhà. Các cạnh được làm phẳng và hoàn thiện. Đinh vít được gắn chặt thì bạn sẽ dọn dẹp tất cả những đinh vít. Mảnh lợp còn thừa và kết thúc quá trình lắp đặt mái tôn.