Những lưu ý khi vận chuyển, làm mái tôn

Làm mái tôn tại Hà Nội - Tôn lạnh có tác dụng như thế nào?

Hiện nay làm mái tôn Hà Nội được nhiều người lựa chọn làm vật liệu khi xây dựng cho công trình của mình bởi những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan tâm, thắc mắc xoay quanh việc làm mái tôn sao cho đẹp và đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây MÁI TÔN 4T sẽ hướng dẫn quy trình thi công làm mái tôn chuẩn, đẹp giúp bạn có thể tự thực hiện cho công trình mình.

 

Quy trình làm mái tôn đúng kỹ thuật

Việc thi công làm mái tôn được thực hiện dựa trên quy trình kỹ thuật, đòi hỏi người thợ cần có những chuyên môn tay nghề cao. Cụ thể quy trình làm mái tôn đẹp sẽ trải qua lần lượt 6 bước như sau:

Bước 1: Một số điều cần chuẩn bị trước khi thi công mái tôn

Cũng như việc thi công những công trình khác, lợp mái tôn cũng đòi hỏi việc đo đạc, chuẩn bị các nguyên vật liệu kỹ lưỡng. Đầu tiên người thợ cần tính toán kích thước mái tôn dựa trên việc quan sát bản vẽ, diện tích thực tế. Ngoài ra, các vật dụng cần thiết như số lượng các phụ kiện và dụng cụ lợp mái như súng bắn ghim, vít lợp mái,… cũng cần chuẩn bị sẵn.

Bước 2: Tiến hành lắp xà gồ hệ khung mái

Hệ khung mái được hiểu như bộ phận đóng vai trò chịu toàn bộ áp lực của mái tôn. Vì vậy việc tiến hành lắp xà gồ hệ khung mái là một bước quan trọng đòi hỏi có sự tính toán kỹ lưỡng. Khi lắp đặt bộ phận này, người thợ cần chú ý những điều như sau:

  • Trước tiên hãy kiểm tra độ ẩm giữa xà gồ và hệ khung mái sao cho chỉ số này không vượt quá mức 12%.
  • Các chỉ số như độ dày xà gồ, độ dốc mái,… với thiết kế công trình phải được xác định chính xác và hợp lý.
  • Độ dốc của mái tôn nên lớn hơn hoặc bằng 15% để mái tôn được thoát nước chuẩn nhất, không bị ứ đọng khi trời mưa.
làm mái tôn Hà Nội

Bước 3: Lắp đặt các viền xung quanh

Việc lắp đặt các viền bao quanh cần được thi công chính xác để đạt hiệu quả cao nhất cho mái tôn. Người thợ sẽ sử dụng đinh để đóng cố định diềm mái và mái hắt. Lưu ý đối với các ngôi nhà có máng nước thì viền xung quanh nên được đặt chồng lên các cánh của mái tôn.

Bước 4: Tiến hành lắp các tấm lợp

Quy trình lắp các tấm lợp sẽ được thực hiện từ phần đỉnh cao nhất của mái. Lưu ý tấm lợp đầu tiên phải đặt nhô ra khỏi mái tôn với khoảng cách đạt tối thiểu ¾ inch. Các tấm lợp tiếp sau đó nên đặt chồng lên nhau ít nhất 1 inch để đảm bảo độ liên kết chặt chẽ giữa các tấm lợp.

Người thợ thi công có thể dùng thêm keo silicon. Để nối chặt hơn giữa các tấm tôn mà không gây hại cho công trình.

Bước 5: Gắn các tấm che khe nối

Tấm che nối được hiểu là phần dùng để che đi các vết nối ghép. Hơn thế nữa, tấm che nối còn có công dụng ngăn bụi bẩn, chống nước mưa chảy vào trong nhà. Bảo vệ lớp cách nhiệt. Tùy vào từng đặc điểm của mái nhà mà phần tấm che nối này được uốn theo hình chữ V khác nhau.

Bước 6: Hoàn chỉnh quy trình làm mái tôn

Sau khi hoàn thành đầy đủ các bước trên thì cơ bản mái tôn đã được hoàn thành. Những người thợ thi công cũng cần kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo mái tôn được lắp đặt an toàn và chính xác. Bên cạnh đó các dụng cụ trong quá trình lợp như ốc, vít,… cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ sau khi hoàn thành.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình làm mái tôn

Tấm tôn cần được vệ sinh sạch sẽ

Việc vệ sinh tấm tôn trong khi thi công giúp đảm bảo độ bền bỉ cho ngôi nhà của bạn. Bạn có thể sử dụng nước để làm sạch chúng. Một số dung dịch khác như dung dịch tẩy rửa oxy, đồng sunfat,…

Lưu ý khi vận chuyển tấm tôn

Khi thực hiện vận chuyển các tấm tôn cần đặc biệt lưu ý một số điều sau đây để tránh làm biến dạng tấm tôn:

  • Không nên xếp chồng quá cao các tấm tôn lên nhau.
  • Lót lớp carton dưới thùng xe và 2 bên hông xe để tránh trầy xước tôn khi vận chuyển.
  • Sử dụng xe nâng phù hợp khi vận chuyển tôn lên xe.

làm mái tôn Hà Nội

Bắn ốc vít vừa đủ, tránh thừa thiếu

Việc bắn ốc vít cũng cần được lưu ý. Bởi nếu quá nhiều ốc vít sẽ gây thừa thãi và thậm chí mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngược lại nếu thiếu ốc vít sẽ gây nên lỏng lẻo, thiếu chắc chắn cho mái tôn.

Độ dày xà gồ phải đạt tiêu chuẩn

Tùy vào từng loại tôn khác nhau mà độ dày xà gồ cũng dao động khác nhau. Cần nghiên cứu trước khi thi công xà gồ để tránh các trường hợp quá dày hoặc quá mỏng. Gây mất thẩm mỹ và thiếu an toàn cho ngôi nhà.

Không làm chảy sơn khi cắt tấm lợp

Khi thực hiện cắt tấm lợp cần chú ý không làm cháy sơn vì như thế sẽ gây gỉ sét. Hiện tượng này tuy nhỏ nhưng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của tôn.
Mái tôn sở hữu nhiều ưu điểm khiến ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn khi thi công  ngôi nhà.

Bài viết trên đã đem đến quy trình cũng như những lưu ý khi làm mái tôn. Hy vọng bạn đã có cho mình những kiến thức cơ bản và thú vị khi đọc bài viết này.

5 Lý do bạn nên chọn dịch của MÁI TÔN 4T

  1. Đội ngũ thợ thi công nhiều năm kinh nghiệm. Thợ chống thấm được đào tạo chuyên sâu các kiến thức sửa chữa, lắp đặt, chống thấm mái tôn.
  2. Quy trình làm việc chuyên nghiệp: Đội ngũ thợ luôn thực hiện khảo sát thực tế trước khi thi công. Luôn đưa ra giải pháp sửa chữa, khắc phục tối ưu nhất.
  3. Chi phí sửa chữa mái tôn báo giá công khai rõ ràng trước khi thi công.
  4. Bảo hành chất lượng lâu dài: Mái tôn 4T cung cấp chế độ bảo hành, bảo trì chất lượng cho mọi công trình.
[related_cat]