Những lưu ý khi làm mái tôn tại Hà Nội

Bạn đang cần thi công khi làm mái tôn tại Hà Nội? Bạn chưa biết phải làm gì trước khi làm mái tôn tại Hà Nội? Hãy để MÁI TÔN 4T  giúp bạn tìm hiểu những điều cần chú ý trước khi lựa chọn dịch vụ làm mái tôn tại Hà Nội.

Những lưu ý khi thi công mái tôn giá rẻ

Thực tế, các đơn vị thi công mái tôn giá rẻ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, để có được dịch vụ tốt nhất, mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

Những lưu ý khi làm mái tôn tại Hà Nội

Chọn vật liệu thi công mái tôn

Chất lượng công trình là yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn không thể bỏ qua. Như đã đề cập, mái tôn là nơi chịu sự tác động trực tiếp từ các tác nhân như mưa, gió, bão,… Do đó, để tiết kiệm chi phí sửa chữa, bạn cần chọn chất liệu vật liệu chất lượng, chính hãng. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu, tham khảo và nhờ sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp.

Ngoài công năng, bạn cần quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu tôn đẹp, hợp xu hướng. Vì vậy, bạn có thể tha hồ chọn lựa sản phẩm yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần chọn loại tôn có tone màu phù hợp với phong cách kiến trúc tổng thể của công trình để đảm bảo tính hài hòa, cân đối.

Chọn đơn vị thi công uy tín, chất lượng

Các đơn vị thi công uy tín, giàu kinh nghiệm sẽ sở hữu đội ngũ lành nghề. Họ sẽ đưa ra những phương án thi công thích hợp, giúp bạn tối ưu chi phí hiệu quả. Ngoài ra, yếu tố an toàn cần được đề cao hàng đầu. Bạn không nên thúc ép thời gian hoàn thành công trình, bởi chính việc đó có thể dẫn đến tình trạng làm ẩu, vừa kém chất lượng lại khiến tính an toàn khi sử dụng giảm xuống mức thấp nhất.

Những lưu ý khi làm mái tôn tại Hà Nội

Hướng dẫn lắp đặt, thi công mái tôn nhà dân

Để mang lại hiệu quả sử dụng lâu bền, bạn nên thực hiện việc lắp đặt hệ thống mái tôn theo các công đoạn sau:

Công đoạn 1: Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật và đo lường

Trước khi thi công, bạn cần:

Đảm bảo vật liệu xây dựng đều đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

Khung kèo, xà gồ khô ráo, độ ẩm không vượt mức 12%

Có thể sử dụng sơn chống gỉ để phủ lớp xà gồ sắt,…

Xác định độ dốc của mái (khoảng cách từ điểm cao nhất tới điểm thấp nhất của mái nhà). Sau đó, bạn có thể dùng yếu tố độ dốc để xác định diện tích cũng như khả năng bao phủ của mái nhà.

 

Công đoạn 2: Chuẩn bị vật liệu, vị trí làm việc

Dựa vào diện tích và độ dốc mái nhà, bạn tính toán được số tấm tôn cần dùng và vật dụng, phụ kiện đi kèm. Để việc lắp đặt được thực hiện dễ dàng, bạn nên chuẩn bị một mặt bằng tập kết vật tư vật liệu và vị trí thao tác để đưa tôn lên mái.

Công đoạn 3: Thi công mái tôn

Công đoạn này gồm:

Những lưu ý khi làm mái tôn tại Hà Nội

  • Lắp đặt tấm lợp: Sau khi có hệ thống khung kèo chắc chắn, bạn tiến hành thi công mái tôn. Bạn nên bắt đầu từ đỉnh cao nhất cho tới mép mái. Sau đó sử dụng đinh vít với vòng đệm cao su tổng hợp để cố định những tấm lợp. Tấm lợp đầu tiên cần nhô ra so với mép mái ít nhất là 2cm. Khi xếp các tấm lợp khác, bạn cần đảm bảo rằng cạnh của chúng gối lên nhau ít nhất 2,5cm. Rồi tiếp tục cho tới khi toàn bộ mái nhà được bao phủ. Nếu trên mái tôn vẫn còn lỗ hổng, bạn hãy sử dụng thêm vật liệu để bịt kín nó.
  • Lắp đặt máng nước và tấm úp nóc
  • Lắp đặt diềm mái: Diềm mái là các dải kim loại được sử dụng để bao quanh toàn bộ chu vi của mái nhà. Trong lúc thi công, bạn có thể dùng đinh đóng mái để cố định chúng. Hãy lưu ý đặt diềm mái chồng lên các cạnh của máng nước nhé!
  • Hoàn thành quá trình lắp đặt: Khi thi công xong, đừng quên kiểm tra lại lần cuối để tránh những sai sót trong lúc xây dựng.

Lưu ý: Không kéo trượt mái tôn khi vận chuyển, thi công để hạn chế làm rách bao nilon sẽ gây ra ra xước sơn và làm mái tôn bị bẩn hay hỏng hóc.

[related_cat]