Tôn sóng vuông hiện nay được nhiều người sử dụng. Nhờ tính bề đẹp và mang lại tính thẩm mỹ cao của nó đã làm cho tôn sóng vuông ngày càng trở nên được ưu chuộng. Đặc biệt nó có khả năng chống nóng và cách nhiệt rất tốt. Cùng Mái Tôn 4T tìm hiểu về tôn sóng vuông và dịch vụ lắp đặt mái tôn Hà Nội của chúng tôi qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm chung của tôn sóng vuông
So với tôn sóng tròn thì tôn sóng vuông cũng có những đặc tính tương tự. Đặc biệt, về khả năng chống nóng, cách âm của 2 loại tôn này không thua kém gì nhau
Ứng dụng: Tôn sóng vuông là dòng sản phẩm được thiết kế sử dụng cho mái và vách nhà xưởng công nghiệp, nhà dân dụng, các khu vui chơi, giải trí,…
Thông số kỹ thuật
Tôn sóng vuông được dựa trên sản phẩm được cán ra từ tôn cuộn mạ lạnh, mạ kẽm hoặc mạ màu. Có cường độ cao G550 hoặc G350
+ Khổ tôn: 1200mm hoặc 914mm
+ Thành phẩm tôn sau cán tôn 10 sóng là khổ 1070mm hoặc 810mm
+ Khổ hữu dụng 1000mm hoặc 750mm
+ Chiều cao sóng 22 – 23mm, khoảng cách sóng 122 – 127mm.
+ Tiêu chuẩn: Nhật Bản JIS 3312 – Mỹ ASTM A365.
Độ dày thông thường của tôn sóng vuông:
+ Tôn mái : 0.45mm – 0.50mm cho tôn sóng vuông lợp nhà xưởng lớn.
+ Tôn mái : 0.40mm – 0.45mm cho tôn sóng vuông lợp nhà xưởng vừa và nhỏ.
+ Tôn vách : 0.35mm – 0.50mm cho tôn sóng vuông lợp mái vừa và lớn.
Ưu điểm tôn sóng vuông
+ Thiết kế sóng vuông ưu việt, sóng cao thoát nước nhanh, chống tràn nước
+ Giữa 2 chân sóng đã được cải tiến tạo thêm sóng phụ. Tăng thêm độ cứng của tấm tôn. Cho phép thiết kế khoảng cách xà gồ lớn với mức an toàn cao hơn so với loại tôn thông thường. Tiết kiệm chi phí xà gồ cho người sử dụng.
Ngoài ra việc tạo thêm sóng phụ giúp cho việc đi lại dễ dàng hơn không làm biến dạng tấm tôn khi lắp đặt. Chiều dài tấm tôn sản xuất theo yêu cầu thiết kế, cùng với màu sắc đa dạng mang đến vẻ đẹp bền vững cho công trình.
+ Vít liên kết tôn mái với xà gồ là loại vít tự khoan SRMT 12 -14 X 55mm. Vít liên kết tôn vách với xà gồ là loại vít tự khoan SRMT 12 -14 X 20mm được xử lý nhiệt và mạ Zinc – Tin cường độ cao không bị gãy mũi hoặc bị trượt khi sử dụng.
Quy trình lắp đặt tôn sóng vuông
Sau khi hoàn thành các bước chuẩn bị, bạn tiến hành lắp đặt tôn sóng vuông theo các bước dưới đây sao cho đúng kỹ thuật và quy trình để đảm bảo sự chính xác và an toàn nhất.
Bước 1: Lắp viền bao quanh
Sau khi thi công xong hệ thống khung sườn, xà gồ bạn tiếp tục lắp viền bao quanh. Diềm mái và mái hắt là các dải tôn được sử dụng để bao quanh toàn bộ chu vi mái nhà. Bạn nên sử dụng đinh đóng viền mái có kích thước khoảng 0,6cm để cố định chúng vào mái nhà. Nếu có lắp máng nước, bạn nên đặt chồng lên các cạnh của máng nước để chảy vào đó.
Bước 2: Lắp đặt các tấm tôn sóng vuông
Bắt đầu lắp tôn sóng vuông từ điểm cao nhất của mái cho đến mép mái. Giữ cho tấm lợp đầu tiên và đặt trên mái nhà để nhô mép ít nhất 2cm. Sau đó, bạn dùng đinh vít đầu có vòng đệm cao su để cố định chúng lại. Lưu ý là bạn nên để khoảng cách giữa các đinh vít là 30cm.
Cứ tiếp tục đặt các tấm lợp sóng vuông khác và để gối lên nhau ít nhất là 2,5cm và lặp lại các bước như vậy cho đến khi hết phần diện tích mái cần lợp. Để các tấm tôn sóng vuông được khít vào nhau, nhằm không xảy ra hiện tượng dột nước khi trời mưa to bạn có thể dùng đến keo silicone để siết chặt về phía các cạnh, giúp cho các tấm tôn được gắn chặt với nhau hơn. Chú ý, để tạo ra giá trị thẩm mỹ cao, các sóng tôn bên phải úp lên sóng tôn bên trái nửa sóng.
Bước 3: Lắp các tấm che khe nối
Các tấm che khe nối như nóc, sườn, xối, máng có tác dụng hạn chế tình trạng mái tôn bị dột nước. Đồng thời giúp che đi các vết nối ghép và khoảng hở trên mái tôn ngăn chặn không cho nước mưa ngấm vào trong nhà.
Bước 4: Hoàn thành quá trình lắp đặt
Khi hoàn thành quá trình lắp đặt tôn sóng vuông, bạn cần phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Quét sạch các mạt sắt, mảnh lợp và đinh vít còn bị sót lại trên bề mặt mái. Nếu không làm sạch sẽ, đây sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng rỉ sét trên bề mặt tôn sóng vuông.
Những lưu ý khi thi công, lắp đặt mái tôn sóng vuông
Trong quá trình thi công, lắp đặt tôn sóng vuông cho mái nhà. Bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây để mái lợp tôn sóng vuông có chất lượng và độ bền tốt nhất theo thời gian sử dụng.
- Không được hàn, cắt trên bề mặt tấm lợp sóng vuông. Bởi các mạt sắt và lửa hàn rơi xuống có thể sẽ làm hỏng hoặc cháy lớp sơn bề mặt.
- Khi bắn vít, cần bắt với lực vừa đủ để tránh trường hợp làm hỏng bề mặt tôn
- Không kéo lê, kéo trượt tấm tôn này trên tấm tôn khác trong khi vận chuyển và bốc dỡ
- Sau khi mua về chưa lắp đặt ngay, bạn cần phải bảo quản tôn lợp sóng vuông ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
- Vệ sinh mái tôn thường xuyên bằng cách xả nước rửa mái định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
- Không sử dụng các dung dịch tẩy rửa có khả năng ăn mòn cao. Hay các dung môi như dầu thông, xăng, dầu hỏa.