Khung thép là bước định hình cho mái và quyết định độ chắc chắn của mái tôn. Để có được một công trình thì trước tiên khung sắt cần được gia công một cách chắc chắn. Cùng Mái Tôn 4T tìm hiểu thêm về dịch vụ lắp đặt mái tôn Hà Nội và những kĩ thuật gia công khung thép chuẩn nhất hiện nay.
Kết cấu khung thép mái tôn– Hệ thống khung thép:
Là kết cấu vật liệu thép mạ kẽm chống rỉ, gia công bằng mối hàn chịu lực và lắp ráp liên kết thành khung mái bằng bulong (tùy vào cấu kiện lớn nhỏ khác nhau). Tạo nên những khung thép vững chắc, an toàn dễ dàng tháo dời khi có nhu cầu lắp đặt ở vị trí khác.
– Hệ thống mái tôn:. Nhu cầu sử dụng mái tôn hiện nay đã có những giải pháp chống nóng cho các công trình mái tôn như sau. Mái tôn cách nhiệt cách âm, Mái tôn lạnh mạ màu, Tôn cách nhệt PU, Tôn dán tấm cách nhiệt Cát Tường … Dễ dàng lựa chọn với nhiều màu sắc đẹp.
– Lắp đặt mái tôn:. Mái tôn truyền thống hiện nay sử dụng tôn sóng vuông và liên kết bằng ốc vít chịu đựng tốt. Sự ăn mòn của nhiệt độ và thời tiết, ngoài ra còn thi công các loại tôn không bắn vít trên bề mặt mái như:. Mái tôn KlipLock, mái tôn SeamLock … Chịu tác động do mưa bão cao mà không lo bị rò rỉ nước ở các lỗ vít bởi chịu thời tiết khắc nghiệt lâu ngày.
Quy trình gia công kết cấu thép
Để đảm bảo chất lượng và độ bền của thép kết cấu, quá trình gia công kết cấu thép tại nhà xưởng. Cần phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật. Quy trình gia công kết cấu thép tiêu chuẩn bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra vật liệu đầu vào
Các vật liệu khi được nhập về cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nguồn cung cấp. Để đảm bảo độ an toàn và khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật xây dựng của vật liệu. Công tác kiểm tra vật liệu đầu vào đạt chất lượng bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ chất lượng.
- Đối chiếu thông tin với yêu cầu của dự án.
- Đối chiếu theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Bước 2: Cắt/xả thép
Các tấm thép được cắt theo hình dạng và kích thước yêu cầu trong bản vẽ kỹ thuật. Cấu kiện kết cấu thép có 2 dạng phổ biến là:
- Thép định hình: Được đúc sẵn khi sản xuất nên cắt thép chỉ là công tác loại bỏ phần thừa nhằm đảm bảo kết cấu phù hợp yêu cầu bản thiết kế.
- Thép tổ hợp: Được cắt từ thép tấm và gia công thành các hình dạng theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó, tổ hợp các tấm thép lẻ để tạo thành cấu kiện hoàn chỉnh.
Một số công nghệ cắt/xả thép hiện đại để gia công kết cấu thép có thể kể đến như: công nghệ cắt tự động bằng máy Laser, máy cắt tự động Plasma & oxy, máy xẻ, máy sấn, máy cưa đĩa, máy cưa vòng, cắt tự động bằng máy oxy,…
Bước 3: Gá tổ hợp, gia công bản mã
Trong quy trình gia công kết cấu thép, gá tổ hợp còn được gọi là mạng lưới thép. Đây là một hệ thống các dầm thép song song cùng các thanh chống giữa chúng, được dùng để tạo nên kết cấu trong các công trình xây dựng.
Công đoạn này bao gồm quá trình đục lỗ cho bản mã và sử dụng bu lông gắn kết các kết cấu thép hoặc liên kết dầm với cột. Theo thiết kế kết cấu thép, các bản cánh và bụng của cấu kiện thép sau khi cắt sẽ được định vị vào các vị trí, sau đó liên kết bằng các mối hàn tạm thời.
Bước 4: Hàn tổ hợp
Sau khi định vị và ráp bằng mối hàn tạm, cấu kiện được đưa vào máy hàn tự động. Để đảm bảo đường hàn đúng kỹ thuật và đạt chất lượng tốt nhất, đường hàn phải được kiểm tra bề mặt bằng mắt thường trước. Sau đó thực hiện kiểm tra chất lượng đường hàn bằng máy siêu âm hoặc thử từ tính.
Bước 5: Nắn chỉnh kết cấu thép
Trong quá trình hàn, nhiệt độ cao có thể làm cho các cấu kiện bị cong vênh. Do đó, để đảm bảo cấu kiện có độ chuẩn xác cao khi lắp dựng, các cấu kiện cần phải được điều chỉnh. Nắn thẳng và kiểm tra trước khi chuyển sang các bước tiếp theo.
Bước 6: Hàn bản mã, sườn gia cường
Khi các cấu kiện được hàn và cân chỉnh chính xác. Các chi tiết sườn gia cường và bản mã được thi công theo phương pháp hàn. Công đoạn này trong quy trình gia công kết cấu thép được thực hiện bởi những công nhân có tay nghề cao. Nhằm đảm bảo độ chính xác cao.
Bước 7: Vệ sinh bề mặt và phun bi
Cấu kiện sau khi gia công cần được xử lý bề mặt. Nhằm loại bỏ các vết nước, dầu mỡ và những bụi bẩn khác. Tại đây, các cấu kiện sẽ được vệ sinh bằng phương pháp đánh gỉ bề mặt. Và xử lý bằng máy phun bi trước khi chuyển sang công tác sơn phủ và hoàn thiện cuối cùng.
Bước 8: Sơn phủ hoàn thiện thép kết cấu
Độ bền của cấu kiện khi gia công kết cấu thép và trong thời gian sử dụng. Phụ thuộc rất nhiều vào lớp sơn phủ bảo vệ cấu kiện khỏi các tác động của môi trường. Thông thường, bề mặt cấu kiện sẽ được sơn 1 lớp chống gỉ và 2 lớp sơn màu theo yêu cầu của khách hàng.
Một số lưu ý về quy trình gia công kết cấu thép
- Nguyên vật liệu phải có chứng nhận nguồn gốc rõ ràng. Phù hợp với tiêu chuẩn ASTM và các tiêu chuẩn khác như BS, JIS.
- Hệ thống máy móc phải đạt chuẩn, có độ ổn định cao. Nhằm phục vụ tối đa cho quá trình gia công kết cấu thép.
- Đội ngũ kỹ sư, công nhân phải được đào tạo bài bản về chuyên môn. Và có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực sản xuất kết cấu thép.
- Nhân viên kiểm soát chất lượng (QC) phải thực hiện kiểm tra sản phẩm kỹ càng. Để kịp thời phát hiện các lỗi sai.