Nhiều người muốn tự thi công làm mái tôn tại Hà Nội. Nhưng lại không hiểu rõ được về cách thi công. Bạn muốn thi công một mái nhà hoàn hảo nhưng mong muốn tiết kiệm kinh phí? Hoặc bạn đang muốn tự tay thi công ngôi nhà của bạn? Vậy hãy để MÁI TÔN 4T giúp đỡ bạn qua bài viết dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thi công làm mái tôn tại Hà Nội.
4 bước lắp đặt – Thi công mái tôn đạt tiêu chuẩn
Với kinh nghiệm làm mái tôn lâu năm của Công ty Đầu tư & Xây dựng Đức An sẽ hướng dẫn quy trình 4 bước lắp đặt, thi công mái tôn đạt tiêu chuẩn kĩ thuật:
1. Đo lường công trình
Việc đầu tiên đó là phải tiến hành đo đạc kích thước của công trình chính xác để tính toán mua vật liệu, chuẩn bị nhân công hợp lý. Các chỉ số cần lưu ý khi đo:
– Độ dốc của mái tôn: giúp định lượng được vật liệu để thi công và xác định được khoảng cách xà gồ mái tôn hợp lí. Độ dốc của mái được tính theo công thức i= H/L
Trong đó: i – Kí hiệu độ dốc
H – Độ cao của mái (tính từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất của mái)
L – Độ dài của mái
– Xác định diện tích của mái:. Để chuẩn bị đúng và đủ những tấm lợp mái tôn cần phải xác định được chính xác diện tích của mái tôn. Diện tích của mái tôn được tính theo công thức lấy diện tích của mặt sàn nhân với độ dốc của mái tôn.
Đối với thi công các loại mái tôn khác nhau thì cách tính cũng như vậy. Đây là công thức kĩ thuật tiêu chuẩn trong lĩnh vực thi công mái tôn mà tất cả các đơn vị phải nắm được.
2. Chuẩn bị nguyên vật liệu
Sau khi đo đạc và tính toán các thông số kích thước của mái tôn thì bước tiếp theo là chuẩn bị vật liệu để thi công – lắp đặt mái tôn. Từ các con số bạn cần ước lượng được khối lượng tấm lợp tôn, vỉ kèo,… để có thể thi công sao cho tiết kiệm nhất không bị thừa, không bị thiếu nguyên vật liệu.
Ngoài những vật liệu chính cũng cần phải chuẩn bị các dụng cụ để hỗ trợ cho quá trình thi công mái tôn. Như cưa, máy cắt kim loại, khoan và cá loại mũi khoan, súng bắn ghim, đinh vít,….
Để quá trình làm mái tôn được dễ dàng, đơn giản và an toàn cần chuẩn bị giàn giáo hoặc thang, thùng chứa phế liệu,… Cần thiết cho quá trình vận chuyển vật liệu lên mái, thi công lắp đặt.
3. Tháo dỡ mái tôn cũ hoặc sửa chữa hư hỏng nếu là sửa chữa
Nếu công trình thi công mái tôn là làm lại hoặc sửa chữa thì trước khi làm cần phải tháo dỡ bỏ phần mái cũ. Việc tháo dỡ mái cũ cần được thực hiện từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong để đảm bảo an toàn. Những chỗ nào có dấu hiệu hỏng hóc cần phải thay mới hoàn toàn. Tránh trường hợp tận dụng lại vì những chỗ đó sẽ rất nhanh bị hỏng lại, gây tốn thời gian và chi phí để sửa lại lần nữa.
Còn đối với công trình làm mái tôn mới hoàn toàn thì bỏ qua bước này.
4. Lắp đặt mái tôn
Tiến hành lắp đặt mái tôn theo đúng bản thiết kế trước đó. Đảm bảo quá trình lắp đặt thi công mái tôn đúng kĩ thuật tiêu chuẩn. Các bước lắp mái tôn:
- Bước 1: Dựng cột chống, khung mái và vỉ kèo
- Bước 2: Lắp đặt viền bao quanh mái
- Bước 3: Lắp đặt các tấm tôn lợp
- Bước 4: Lắp đặt các tấm che khe nối
- Bước 5: Hoàn thành quá trình lắp đặt mái tôn
Những lưu ý khi thi công làm mái tôn
– Không được tháo lớp nilon bọc tấm tôn lợp trước khi đưa lên mái. Và cũng tránh kéo trượt tấm tôn lợp khi vận chuyển, bốc dỡ đưa lên mái. Tránh làm rách bao nilon (bọc những tấm lợp tiêu chuẩn có chiều dài không lớn) dẫn đến xước sơn, làm bẩn hoặc hỏng tấm tôn lợp. Chỉ tháo bỏ bao nilon sau khi tấm tôn lợp đưa lên vị trí cần lợp trên mái.
– Khi bắn vít lợp mái:. Hướng dẫn thi công lợp mái tôn lưu ý kỹ thuật bắn vít vì phải sử dụng thường xuyên. Bán vít múi dương, vuông góc với bề mặt tấm lợp (sử dụng vít dài 6cm và vít dài 5cm với tấm tôn 11 sóng). Với lực bắn vít vừa đủ, tránh làm hỏng bề mặt tôn tại vị trí bắn vít.
– Khi bắn vít thưng tường:. Bắn vào múi âm, vuông góc với bề mặt tấm lợp (sử dụng vít dài 4cm).
– Sử dụng xà gồ mái có độ dày tối thiểu 1,5mm, đối với mái nhà dân dụng. Nên sử dụng thép hộp sơn màu trắng góp phần làm tăng tính thẩm mỹ của công trình.
– Khi cắt tấm lợp bằng máy cắt tuyệt đối không để phôi sắt bắn lên mặt tôn làm cháy sơn dẫn đến gỉ mái tôn.
– Khi thi hướng dẫn thi công lợp mái tôn phải vệ sinh sạch sẽ mái lợp. Nếu không các mạt sắt phát sinh khi bắn vít và các đồ phế thải khác. (đinh, vít, rivê, vữa…) sẽ gây gỉ mái, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ của mái tôn.