Câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhất lúc này chắc hẳn là ” Khi nào cần thay Mái Tôn? “. Nhiều người hay chủ quan hoặc tiết kiệm không muốn tốn nhiều kinh phí, họ thường lựa chọn phương án hỏng chỗ nào thì vá sửa chỗ đó. Điều này làm mất thẩm mĩ và mất an toàn cho ngôi nhà của bạn. Vậy nên cần thay mái tôn ngay khi cần thiết. Hãy cùng Mái Tôn 4T tìm hiểu xem khi nào cần thiết cho việc lắp đặt mái tôn Hà Nội mới cho ngôi nhà của bạn qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết “ Khi nào cần thay mái tôn? ”
Các dấu hiệu của tấm lợp bị xuống cấp
Tôn lợp mái cho nhà dân dụng thường có tuổi thọ từ 5 đến 25 năm. Thời gian sử dụng dài hay ngắn thường phụ thuộc vào chất lượng, độ dày, kỹ thuật lắp mái tôn và thời tiết của từng vùng.
Nếu mái tôn không được thay thế tạm thời sẽ nhanh chóng xuống cấp, kém an toàn, có thể dẫn tới cái hiện tượng dột nước hay tốc mái. Do đó, khách hàng nên bảo dưỡng định kỳ, theo dõi để kịp thời sửa chữa hoặc thay mới khi có các dấu hiệu sau đây:
- Mái tôn rỉ sét và chuyển dần sang màu nâu đỏ. Việc tiếp xúc với nắng, mưa trong nhiều năm sẽ dẫn tới tình trạng tôn bị oxy hóa và rỉ sét ăn mòn ở vị trí mép cắt, lỗ vít và toàn bộ bề mặt máy. Gây bong tróc lớp sơn và phai màu, làm mất thẩm mỹ và giảm thiểu chất lượng tấm lợp.
- Xuất hiện các lỗ thủng lớn hoặc vết nứt, gây dột nước khi trời mưa hoặc ánh nắng rọi vào nhà.
- Bề mặt mái cong vênh, không chắc chắn, dễ xô lệch, tốc mái gây nguy hiểm
- Lớp tôn cũ quá nóng, khách hàng có nhu cầu thay mới bằng tôn cách nhiệt.
Nếu các dấu hiệu này xuất hiện với tần suất ít, chưa thật sự nghiêm trọng. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức bảo dưỡng bằng cách dán băng dính chuyên dụng, keo silicon, gia cố toàn bộ hệ thống mái … Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thể khắc phục được, khách hàng cần thay mới hoàn toàn lớp mái để đảm bảo an toàn cho công trình.
Quy trình thay mái tôn cũ bằng mái tôn mới
Sau khi xác định được dấu hiệu ” Khi nào cần thay mái tôn ” là giai đoạn thực hiện thi công thực tế. Trước khi lắp đặt mái tôn mới, cần tiến hành tháo dỡ những tấm lợp cũ. Quy trình thi công bao gồm các bước như sau:
Quy trình tháo dỡ
Bước 1: Tháo dỡ các tấm che khe nối
Bước 2: Tháo dỡ viền bao xung quanh
Bước 3: Lần lượt tháo các tấm lợp cũ theo chiều từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong để tránh trường hợp rơi vật liệu
Bước 4: Tập kết nguyên vật liệu, kết cấu một cách gọn gàng
Quy trình lắp đặt lại
Bước 1: Kiểm tra hệ thống xà gồ. Nếu chưa chắc chắn, cần tiến hành gia cố lại
Bước 2: Sử dụng đinh, cố định diềm mái và mái hắt vào khung xương tạo thành lớp viền bao quanh.
Bước 3: Lắp đặt máng nước (nếu có)
Bước 4: Lần lượt lắp đặt từng tấm lợp. Các tấm cần đặt khít với nhau, sóng tấm bên phải gối lên sóng tấm bên trái một cách đều đặn, sau đó cố định bằng đinh vít (vít bắn vuông góc với bề mặt tấm lợp.
Bước 5: Lắp phụ kiện che khớp nối: sườn, nóc, xối, … để tăng tính thẩm mỹ và tránh ứ đọng nước.
Bước 6: Vệ sinh toàn bộ bề mặt tấm lợp
Trong và sau khi thay mái tôn cần lưu ý những vấn đề nào?
Lưu ý trong khi thay tấm lợp mái
- Không tiến hành thi công trong điều kiện thời tiết xấu
- Thực hiện chuẩn theo quy trình và kỹ thuật
- Vận chuyển nhẹ nhàng
- Chú ý an toàn khi thi công tháo dỡ và lắp đặt. Mặc đủ đồ bảo hộ, dây an toàn để tránh nguy cơ tai nạn lao động
- Thao tác vận chuyển, thi công nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với đất hay các vật sắc nhọn, gây xước tấm
- Lựa chọn đơn vị cung cấp tấm lợp mới uy tín để đảm bảo về chất lượng
- Lựa chọn loại tôn có kích thước phù hợp, màu sắc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và phong thủy cho ngôi nhà.
Lưu ý sau khi thay tấm lợp mái
- Cần bảo dưỡng định kỳ để kịp thời sửa chữa khi có vấn đề xảy ra
- Lau dọn vệ sinh, quét sạch bụi bẩn, lá cây rụng để tránh hiện tượng ứ đọng nước, ẩm mốc, làm đẩy nhanh quá trình oxy hóa của mái tôn.