Cách lợp mái tôn chống thấm ra sao để hiệu quả nhất? Khi lợp một công trình thi công mái tôn. Ngoài việc đảm công trình chuẩn, đẹp và an toàn, các thợ thi công cần đảm bảo cho công trình mái tôn không bị thấm dột nước mưa vào bên trong. Điều này có thể gây ra giảm tuổi thọ cho công trình mái tôn và hư hại những đồ vật bên trong. Hãy cùng Mái Tôn 4T tìm hiểu về những cách lợp mái tôn chống thấm đơn giản và hiệu quả triệt để cùng dịch vụ làm mái tôn lợp chống thấm Hà Nội của chúng tôi nhé.
3 cách lợp mái tôn chống thấm đơn giản hiệu quả nhất
1. Thi công lợp tôn chống thấm bằng keo dán
Đây là các có lẽ đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất. Giải pháp không cần phải đụng vào thiết kế của mái tôn, không cần phải đục tường hay cắt hàn. Việc bạn cần làm chỉ cần tìm mua loại keo chuyên dụng sử dụng cho việc dán mái tôn với tường xi măng ở bất kỳ cửa hàng vật liệu xây dựng nào. Loại keo thường được sử dụng thông dụng nhất là keo silicon hoặc nhựa đường cũng là giải pháp rất hiệu quả.
Các bước tiến hành lợp mái tôn chống thấm bằng keo dán:
Bước 1: Vệ sinh mái tôn.
Đầu tiên, bạn cần làm sạch bề mặt tường và mái tôn nơi dán keo. Vệ sinh bụi bẩn nơi dán keo sẽ giúp liên kết giữa mái tôn và tường thêm chắc chắn hơn.
Dùng chổi sắt vệ sinh bề mặt tường, loại các lớp sơn, vôi hay vữa xi măng yêu đi.
Sử dụng chổi cọ quét bề mặt mái tôn.
Bước 2: Bơm keo tại các vị trí tiếp giáp, mối hở.
Tiến hành bơm keo liên kết giữa các vị trí tiếp giáp giữa tường và mái tôn. Hoặc các kẽ hở nhỏ nơi bắn vit. Bạn cần chú ý thực hiện kỹ không nên sót khoảng hở, để nước có thể thấm vào bên trong.
Bước 3: Tạo dòng máng cho tôn.
Đối với những vị trí tiếp giáp giữa mái tôn và tường nhà. Bạn nên làm cong mái tôn từ tường về phía mái tôn một gốc khoảng từ 30 độ đến 35 độ. Kẻ một đường thẳng xác định vị trí trên tường để có thể làm cho đồng đều từ trên xuống dưới và thẩm mỹ.
Sau khi đã cố định được vị trí, bạn có thể dùng vít bắn cố định mái tôn vào tường và xà gồ. Điều này sẽ giảm giúp thi công dễ dàng hơn và giảm đi lực giữ của keo.Bơm keo vào các kẽ hở tiếp giáp giữa tường, mái tôn và những nơi bán vít. Kiểm tra lại công trình và hoàn thành.
2. Cách chống thấm cho lợp mái tôn bằng Sika
Đây là loại vật liệu chống thấm được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Đặc điểm của loại vật liệu này bao gồm như:
- Độ bền rất cao, ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, hay các thời tiết khắc nghiệt vật liệu vật liệu vẫn có thể giữ được đặc tính của mình.
- Khả năng kết dính rất tốt.
- Tính dẻo cao và bền theo thời gian, vật liệu không bị biến dạng rạn nứt, co ngót trong thời gian sử dụng.
- Sử dụng được cho tất cả các loại tôn và bê tông cùng với các kiểu dáng khác nhau.
Các bước tiến hành chống thấm cho lợp mái tôn bằng Sika:
Bước 1: Tiến thành xem xét những vị trí có thể bị dột.
Trước khi tiến hành sử dụng loại vật liệu này chống thấm cho mái tôn. Bạn cần xem xét những vị trí có thể bị dột trong thi công mái tôn. Để đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả, những điểm bạn cần lưu ý như nơi mép mí giữa hai mái tôn, nơi tiếp giáp giữa tôn và tường, vị trí bắn vít cho mái tôn,…
Bước 2: Dọn vệ sinh bề mặt mái tôn.
Trước khi tiến hành thi công Sika chống thấm cho mái tôn, bạn cần dọn dẹp vệ sinh mái tôn. Để vật liệu có thể Minh huy tác dụng tốt nhất. Lưu ý, nếu thi công cho những khu vực đã rỉ sét, bạn cần đánh bóng lại hoạt thay thế phần rỉ sét đó.
Bước 3: Tiến hành giải pháp
- Đầu tiên bạn tiến hành quét lớp chống thấm trên bề mặt, sau đó quét lớp keo lần 1 lên nơi cần chống chấm.
- Dán lớp lưới chịu lực sau khi đã thực hiện xong lớp 1.
- Tiếp tục dán lớp keo lần hai sau khi đã thực hiện xong lớp 1
- Kiểm tra lại lớp keo 1 và lớp keo hai có bị hở giữa các tấm lưới không.
- Nếu các lớp keo bị hở bạn quét tiếp lớp keo lần 3 tại các vị trí bị hở.
- Nghiệm thu công trình, có thể sử dụng máy bơm nước để kiểm thử lại việc thi công có hiệu quả.
Việc thi công lợp tôn chống thấm sử dụng Sika đòi hỏi các thợ thi công cần có tay nghề và kỹ thuật chuyên môn tốt. Để đảm bảo công trình đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Sử dụng sơn chống thấm cho mái tôn
Sử dụng giải pháp sơn chống thấm cho mái tôn là cách lợp mái tôn chống thấm được biết đến với các đặc tính như:
- Có khả năng bám dính cực tốt trên chất liệu tôn.
- Giáp pháp còn giúp giảm nhiệt cho mái tôn từ 10 đến 30 độ.
- chịu nhiệt, kháng kiềm, chống thấm cực tốt.
- Bảo vệ bề mặt tôn dưới các thời tiết khắc nghiệt như nắng mưa. Tăng tuổi thọ cho mái tôn.
Ngoài ra, thi công giải pháp này rất nhanh chóng. Thường được sử dụng cho các khu nhà xưởng diện tích mái lớn.
Chuẩn bị thi công sơn chống thấm cho mái tôn:
- Chổi sơn quét tay, nên lựa chọn các loại sơn vừa với bước sóng của mái tôn.
- Găng tay, nên sử dụng găng tay khi thi công vì sơn bám vào tay rất khó để tẩy rửa.
- Sơn chống rỉ bạn có thể sử dụng sơn tàu loại gốc alkyd, hoặc Nishu Deluxe, Nippon,…
Kỹ thuật phun sơn chống thấm mái tôn:
Tùy vào các trạng thái của công trình lợp mái tôn (còn mới hay đã cũ). Mà bạn có thể lựa chọn các kỹ thuật phun sơn mái tôn sao cho phù hợp:
Phun sơn chống thấm mái tôn còn mới chưa bị tổn hại:
Với trường hợp mái tôn công trình vẫn còn nguyên vẹn, còn mới và chưa rỉ sét. Bạn chỉ cần vệ sinh lại mái tôn cho khỏi bụi bẩn và tiến hành phun sơn trực tiếp lên bề mặt mái tôn. Lưu ý, bạn nên sơn từ 2 đến 3 lớp cho độ dày 300-500 micron. Định mức yêu cầu cho mỗi lớp sơn là 8 m2 / lít hoặc 2.67m2 / lít sơn cho 3 lớp.
Trường hợp tôn lợp khá lâu, bị rỉ sét:
Trước khi sơn, bạn cần vệ sinh mái tôn loại bỏ những phần rỉ sét. Cần vệ sinh kỹ bề mặt mái tôn, sau khi đã vệ sinh xong nên phủ lớp sơn chống rỉ lên. Sau khi đã phủ lớp sơn chống rỉ cho mái tôn bạn mới tiến hành phủ thêm 2 lớp sơn chống thấm lên.
Tôn đã phủ sơn nhưng không hiệu quả:
Trường hợp này, bạn cần loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ đi, dùng nước để vệ sinh sạch sẽ trên bề mặt mái tôn. Sau đó phủ lớp sơn chống rỉ đi trước, xong mới tiến hành phủ lớp sơn chống thấm lên.