Mái giả ngói không giống với những loại mái tôn khác. Do đó việc chống dột cho mái tôn giả ngói cũng không thể hoàn toàn giống với tất cả các loại tôn khác được. Vậy nên hãy cùng Mái Tôn 4T tìm hiểu thêm về các phương pháp chống dột cho mái tôn giả ngói và dịch vụ làm mái tôn tại Hà Nội.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIÊN MÁI TÔN GIẢ NGÓI BỊ DỘT
Tình trạng bị dột xảy ra do mái tôn sử dụng thời gian dài và trở nên hư hỏng là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng có những trường hợp do lỗi kỹ thuật khi lắp đặt cũng sẽ gây nên tình trạng mái tôn giả ngói bị dột.
- Do bạn đã mua phải tôn kém chất lượng.
- Do sự ăn mòn của axit từ nước mưa trong thời gian dài.
- Do tôn bị xước lâu ngày và nước mưa ăn mòn các vết xước tạo ra lỗ thủng lớn.
- Do khi lắp đặt lỗ đinh tôn bị hở.
- Do va chạm từ các dị vật bên ngoài.
- Do tình trạng tràn sóng ở các điểm nối.
- Do điểm tiếp giáp mái mái tôn 2 nhà.
Các nguyên nhân trên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mái tôn bị dột. Ngoài ra tình trạng mái nhà bị dột cũng xảy ra do sự thi công lắp đặt không đúng kỹ thuật. Đối với với việc lắp đặt tôn cần sự lắp đặt hợp lý và đúng theo các sóng ngói. Vì vậy khi lắp đặt bạn cần chọn đơn vị thi công uy tín để đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà của bạn.
TOP 10+ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG MÁI TÔN GIẢ NGÓI BỊ DỘT
Sau khi đã quan sát và hiểu rõ nguyên nhân, vị trí mái tôn bị thủng, dột nước, chúng tôi sẽ có những hướng dẫn cụ thể cách xử lý cho từng vị trí:
Dột từ vị trí đinh nối
Khi các đinh nối không chặt sẽ làm cho nước mưa dễ thấm vào và gây ăn mòn tôn, khiến cho mái tôn giả ngói bị dột. Bạn cần bắt chặt lại các đinh nối để nước mưa không thể thấm vào. Bạn vặn chặt đinh nối và có thể sử dụng thêm keo để làm đầy các kẽ hở tại mối đinh. Với tình trạng này bạn có thể tự xử lý mà không cần đến thợ thi công sửa chữa.
Thay thế các đinh đã bị sét
Đối với các đinh ở các mối nối đã bị rỉ sét bạn cần gỡ bỏ và thay thế bằng các đinh mới. Với đinh đã bị rỉ sét thì bạn không thể sửa chữa và sử dụng lại. Vì nếu bạn tiếp tục sử dụng thì những rỉ sét đó sẽ tiếp tục ăn mòn mái tôn của bạn.
Bạn nên tháo từng đinh và đóng lại sau đó tiếp tục tháo các đinh kế tiếp. Bạn không nên tháo một lúc hết tất cả các đinh vì sẽ khó xử lý hơn. Để đảm bảo và chắc chắn hơn bạn có thể phủ lên đinh một lớp keo silicon.
Vá tôn bị thủng bằng keo chống dột hoặc màng chống dột
Với những lỗ thủng có kích thước nhỏ bạn có thể dùng keo silicon để bịt các lỗ thủng đó lại. Bằng cách phun trực tiếp keo lên các lỗ thủng đó. Đối với những lỗ thủng có kích thước lớn hơn thì bạn cần sử dụng màng chống dột. Với màng chống dột này bạn sẽ chỉ dùng được trong thời gian từ 1 đến 2 năm. Nếu muốn sử dụng lâu dài thì bạn nên kết hợp sử dụng một miếng tôn nhỏ để vá lại chỗ thủng.
Xử lý vết gãy trên mái tôn do dị vật bên ngoài tác động
Tôn bị gãy do các vật nặng rơi vào sẽ gây ra chỗ trũng và làm đọng nước tại đó và gây cho mái tôn giả ngói bị dột. Bạn nên sử lý sơn nhất để tránh tình trạng ăn mòn của nước mưa. Bạn dùng khoan và khoan một lỗ ở chỗ trũng sau đó bạn dùng dây buộc vào đinh vít ở vị trí đó và kéo tôn bị trũng lên. Làm thế tôn sẽ trở lại được hình dạng ban đầu. Những vết trũng này sẽ chứa những nước mưa đọng lại và mái tôn của bạn sẽ bị ăn mòn gây dột trong thời gian dài.
Xử lý vết tiếp nối bị dột
Bạn có thể thử dụng xi măng để trám các vết nối của tôn lại. Hoặc có thể dùng một miếng tôn khác để nối lại các mối nối bị hở. Bạn cắt một miếng tôn vừa đủ. Và sau đó dùng keo silicon để dán miếng tôn đó vào các mối nối bị hở. Khi các mối nối tiếp bị hở sẽ tạo thành khe dẫn nước mưa chảy vào. Mối nối bị hở là do khi thi công không xếp đúng theo sóng. Và không nối các mối nối tiếp một cách kỹ càng.
Xử lý vị trí dột từ điểm tiếp giáp mái nhà kế bên
Trong trường hợp mái tôn giả ngói bị dột từ vị trí này. Bạn có thể sử dụng băng keo chống dột mái tôn để dán tại vị trí tiếp giáp 2 mái nhà. Ngoài ra, bạn có thể dùng tấm tôn lá khổ 1000mm. Cắt đôi tấm tôn rồi dùng đinh gia cố chắc chắn tại vị trí tiếp giáp để tôn không bị gió bay.
Cách khắc phục mái tôn bị dột do axit trong nước mưa ăn mòn
Chúng ta sẽ dùng loại sơn dầu để sơn phủ lên vị trí bị ăn mòn. Lưu ý trước khi xử lý, bạn cần vệ sinh sạch sẽ tổng thể phần mái tôn.
Mái tôn giả ngói bị dột từ vị trí tôn úp nóc
Nếu mái tôn giả ngói bị dột từ vị trí này. Bạn cần xác định rõ dột nước từ lỗ đinh vít hay do phần úp nóc bị ngắn để xử lý đúng cách. Nếu từ lỗ đinh vít thì cách xử lý tốt nhất là nên dùng màng chống dột dán bít vị trí từ tôn úp nóc đến phần mái tôn. Hạn chế tình trạng mưa lớn tạt nước.
Nếu phần tôn úp bị hư hỏng, mục hay rỉ sét do dùng lâu năm. Thì cách khắc phục tốt nhất là thay mới khổ hữu dụng dài hơn. Tiêu chuẩn mỗi bên khoảng 40cm.
Xử lý vị trí dột từ máng xối
Lỗi này đa số đến từ khâu thi công từ lúc đầu. Do phần mái tôn bị ngắn nên khi nước mưa đổ xuống máng sẽ bị chảy ngược vô nhà. Theo thanh sắt khung đỡ mái tôn, thấm dột xuống ngôi nhà.
Chúng ta sẽ khắc phục bằng cách nối dài mái tôn xuống khoảng giữa tâm của máng xối. Khoảng cách hở tối thiểu 10cm.
Xử lý mái tôn đã sử dụng nhiều năm
Tuổi thọ trung bình của mái tôn trong điều kiện bình thường sẽ dao động từ 15-20 năm. Sự hao mòn theo điều kiện môi trường là điều tất yếu không ngoại trừ bất kỳ vật liệu nào. Nên với mái tôn đã sử dụng lâu năm, việc bề mặt tôn bị rỉ sét, phai màu, thủng dột, gãy nứt không phải do lỗi sản phẩm.
Việc xử lý phù hợp sẽ dựa theo mức độ hao mòn thực tế. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của người thân hay đội ngũ kỹ thuật lành nghề. Để chọn phương pháp tốt nhất cho mình.