Bài viết này, MÁI TÔN 4T sẽ hướng dẫn cách làm mái tôn Hà Nội giả ngói đẹp mà bạn cần biết. Và cách ứng dụng chúng trong căn nhà của bạn như thế nào.
Hiện nay thi công mái tôn giả ngói đang rất được phổ biến đặc biệt là ở các công trình biệt thự, resort,… những công trình có cấu trúc mái dốc, mái tầng. Vậy kỹ thuật lợp mái tôn giả ngói ra sao để đúng kỹ thuật nhất ?
Tìm hiểu về tôn giả ngói trước khi thi công
Mái tôn giả ngói là loại tôn được cấu tạo từ 3 lớp ôn, xốp PU. Giấy bạc nên còn được gọi là tôn cách nhiệt giả ngói. Được thiết kế với đặc điểm, kiểu dáng với mái ngói gạch thông thường. Vì vậy, người dùng thường gọi là tôn giả ngói.
Có đầy đủ các đặc tính như tôn ngói gạch thông thường cách âm, cách nhiệt, bền. Hơn nữa, mang lại tính thẩm mỹ rất cao. Mái giả ngói còn có các ưu như vật liệu nhẹ. Giá thành tương đối phải chăng hơn tôn ngói gạch. Ngoài ra, việc thi công mái tôn giả ngói cũng rất đơn giãn và nhanh chóng. Qua đó tiết kiệm chi phí cũng như thời gian thi công.
Hướng dẫn cách lợp tôn giả ngói đúng kỹ thuật
1. Tính toán độ dốc mái, diện tích mái lợp mái giả ngói
Đầu tiên để có một cách lợp mái tôn giả ngói đúng kỹ thuật, bạn cần xác định được độ dốc mái và diện tích của công trình lợp mái tôn giả ngói. Đây là công việc tiền quan trọng, do vậy bạn cần tính chính xác độ dốc và diện tích mái qua đó có thể số lượng mái tôn cần lợp mái. Khoảng cách xà gồ, các nguyên vật liệu cần sử dụng.
Để tính được diện tích mái, trước hết bạn cần tính được độ dốc công trình lợp mái theo công thức.
Độ dốc mái = Chiều cao mái / chiều dài mái. Để công trình có độ dốc mái phù hợp bạn cần lưu vào loại công trình của mình. Công trình nhà ở cấp 4, nhà ở cao tầng, biệt thự, chiều dài mái cần thoát nước.
Sau khi đã tính được độ dốc mái cho công trình, bạn có thể suy ra diện tích của công trình lợp mái tôn giả ngói qua công thức:
Diện tích lợp mái tôn = Chiều dài x chiều rộng x độ dốc mái.
Khi đã tính toán được diện tích công trình lợp mái giả ngói, bạn có thể ước tính được số lượng tấm tôn cần sử dụng. Thiết kế được hệ thống khung xà gồ sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tính toán thiết kế các chi tiết nhỏ khác. Như: máng xối, sườn pháo, úp nóc, ốp viền, ke chống bão,…Và chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết để thi công.
2. Tiến hành thi công lợp mái tôn giả ngói
Bước tiếp theo trong cách lợp tôn giả ngói là tiến hành thi công lợp mái tôn. Bạn cần thực hiện chi tiết đúng kỹ thuật, quy trình. Để đảm bảo công trình bền, đẹp, sử dụng an toàn.
Bước 1: Thi công hệ thống khung mái, xà gồ
Dựa vào thiết kế bản vẽ của của công trình lợp mái mà bạn có thể thiết kế hệ khung mái, hệ thống thanh xà gồ sao cho phù hợp. Đây là khung giá đỡ cho mái tôn. Bạn cần đặc biệt lưu ý thiết kế thật chắc chắn chi tiết để có một công trình an toàn nhất.
Khi lắp đặt xà gồ bạn cần lưu ý, cần lựa chọn xà gồ có độ dốc mái tối thiểu 1,5 mm. Đối với mái nhà dân dụng và nên chọn xà gồ sơn màu trắng để tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình hơn.
Bước 2: Lắp đặt các viền bao quanh và máng nước
Sau khi đã hoàn thành thi công hệ thống khung mái, bạn tiến hành lắp đặt viền bao xung quanh. Diềm mái và mái hắt là các dải tôn được sử dụng để bao quanh toàn bộ chu vi công trình lợp mái tôn.
Bạn nên sử dụng các loại đinh vít 0,6cm để có định viền bao quanh. Lưu ý, ở những nơi đặt máng nước bạn nên đặt viền mái lên trên viền máng nước để nước có thể thoát vào đó.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt các tấm lợp tôn sóng giả ngói
Bạn nên tiến hành lắp đặt các tấm lợp tôn giả ngói từ đỉnh cao nhất xuống mép mái. Sử dụng đinh vít có đầu đệm cao su để cố định phần tấm tôn đã lợp. Lưu ý, khoảng cách giữa các vít là 30 cm. Giữ cho đầu mép tôn nhô ra ít nhất 2cm so với xà gồ. Bạn cần bắn vít đúng kỹ thuật mang lại thẩm mỹ cho công trình và tránh hư hại tôn.
Sau đó bạn tiếp tục lắp đặt các tấm lợp tôn giả ngói khác lên, các tấm lợp tôn phải gối lên nhau(tấm trên gối lên tấm dưới) ít nhất 5cm đến 20 cm. Sóng tôn bên phải úp lên sóng tôn bên trái. Để tạo nên tính thẩm mỹ tốt nhất.
Tiếp tục thực hiện cho đến khi diện tích mái được bao phủ hoàn toàn. Bạn có thể sử dụng keo silicone trung tính để bịt kín các điểm gối mái tôn và các nơi bạn bắn vít. Tránh tình trạng bụi bẩn hay nước mưa thấm vào.
Bước 4: Lắp đặt các tấm che khe nối
Để đảm tính thẩm mỹ cho công trình thi công mái tôn. Tránh các tình trạng nước mưa hay bụi bẩn bám vào bên trong mái tôn giảm tuổi thọ cho công trình.
Các tấm che mối nối có thể uốn cong thành hình chữ V. Tùy vào phần khoảng cách giữa các khe nối mà bạn có thể lựa chọn kích thước tấm che, khoảng cách sao cho phù hợp.
Bước 5: Hoàn tất quá trình thi công, dọn dẹp và nghiệm thu công trình
Sau khi đã hoàn tất các bước lợp mái tôn giả ngói trên, bạn nên tiến hành kiểm tra lại công trình thêm lần nữa. Kiểm tra các tấm lợp, các khe nối và đinh vít đã siết chặt, đúng kỹ thuật chưa. Sau đó tiến hành dọn dẹp vệ sinh cho mái tôn, đặc biệt bạn cần lưu ý vệ sinh kỹ các mạt sắt, đinh vít còn dư. Vì đây là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ri sét trên bề mặt mái tôn.