Bài viết hướng dẫn thi công làm mái tôn Hà Nội đúng quy trình kỹ thuật này của MÁI TÔN 4T được tạo ra nhờ vào rất nhiều kinh nghiệm của đội thợ lâu năm lành nghề. Bạn hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để tích lũy thêm kinh nghiệm về lĩnh vực này nhé.
Vì sao hướng dẫn thi công mái tôn trở nên cần thiết
Mái tôn hay còn được gọi là tôn lợp, tấm lợp đây là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi (do nhiều ưu điểm và đơn giá thi công tương đối rẻ) cho các công trình nhằm bảo vệ công trình khỏi các tác động của môi trường bên ngoài như mưa, gió, bão bùng…
Tiêu chuẩn để lựa chọn tấm lợp gồm có: tính chi phí, tính thẩm mỹ và độ bền của kết cấu mái tôn (khung kèo kết cấu thép và tấm lợp…).
Đây cũng là những ưu điểm của mái tôn. Tuy nhiên, để tạo ra sản phẩm hoàn hảo không chỉ nhờ vào chất lượng vật liệu mà còn nhờ vào tay nghề người thi công. Vậy nên, thi công mái tôn phải đúng kỹ thuật để:
– Đảm bảo chất lượng cho toàn bộ công trình lợp mái.
– Việc sửa chữa do hư hỏng sẽ được giảm thiểu đáng kể
– Tăng tính thẩm mỹ
– Tăng độ bền và tuổi thọ của công trình
– Nâng cao uy tín cung cấp dịch vụ
– Cấu tạo mái tôn phát huy tác dụng tối đa
Hướng dẫn thi công lợp mái tôn đúng kỹ thuật
Các bước chuẩn bị
1.Cách đo mái tôn
Trước khi lắp đặt tấm lợp cho mái nhà, bạn sẽ cần tiến hành đo đạc chính xác để đặt mua vật liệu. Đây là bước quan trọng khi hướng dẫn thi công lợp mái tôn, là tiền đề quyết định để chuẩn bị vật liệu cũng như tính được khoảng cách xà gồ mái tôn phù hợp.
- Cách tính độ dốc của mái tôn: được xác định bằng khoảng cách điểm cao nhất và điểm thấp nhất. Quy định tiêu chuẩn độ dốc mái dốc là <8%. Mái càng dốc (độ dốc lớn) thì thoát nước càng nhanh nhưng càng tốn vật liệu làm mái.
- Độ dốc mái tôn = chiều cao mái/chiều dài mái
Tuy nhiên, độ dốc mái tôn còn phụ thuộc vào độ dốc mái nhà lợp tôn là nhà cấp 4 hay nhà tầng, nhà xưởng…, chiều dài mái cần thoát nước, loại tôn sử dụng là lại nào để có thể giảm độ dốc của mái, lưu lượng mưa ở nơi thi công và tính thẩm mỹ của công trình để chọn độ dốc mái tôn tối thiểu bao nhiêu là vừa hợp lý
Diện tích cần lợp= chiều dài x chiều rộng x độ dốc
(Đo diện tích chiều dài, chiều rộng trên mặt đất)
2.Mua vật liệu
Dựa vào kết quả tính độ dốc và diện tích, bạn có thể dễ dàng tính được khối lượng tấm lợp cần mua. Lựa chọn vật liệu theo nhu cầu và phù hợp với hạng mục cần lợp là gì (nhà cấp 4, nhà cao tầng, biệt thự, nhà xưởng, bệnh viện, trường học…)
Và chuẩn bị các đồ dùng khác để bắn mái tôn như: một cưa xoi hoặc một thiết bị cắt kim loại, một súng bắn ghim, một máy khoan và mũi khoan các loại, đinh đóng mái 1 ¼ inch, đinh vít lợp kim loại, vít gỗ tự hàn kín.
3.Chuẩn bị ví trí thi công thuận tiện
Bạn sẽ cần một thùng lớn chứa phế liệu (tấm lợp cũ hay các mảnh vụn) một nơi đặt các dụng cụ, giàn giáo hoặc thang cần thiết cho việc lắp đặt của bạn, được che chắn nắng, mưa.
4.Tháo bỏ mái tôn cũ
Bắt đầu từ điểm cao nhất, điểm xa nhất và tháo tất cả các tấm lợp cũ, các tấm ốp nóc, lỗ thông hơi, và các tấm bảo vệ. Nên thay thế tất cả những thứ này bằng các tấm lợp kim loại mới. Đặt lại vị trí máng nước nếu bạn muốn. (Hiện nay có nhiều địa chỉ thu mua mái tôn cũ nên bạn có thể bán thanh lý mái tôn cũ để tránh vứt bỏ lãng phí)
5. Sửa chữa các hư hỏng
Nếu có bất kỳ hư hỏng nào về khung mái, lớp cách nhiệt, hệ thống thông gió, hãy sửa chữa lại ngay
4. bước thi công làm mái tôn Hà Nội
Bước 1: Lắp đặt các viền bao quanh
Diềm mái và mái hắt là các dải tôn dài được sử dụng để bao quanh toàn bộ chu vi của mái nhà. Sử dụng đinh đóng viền mái 1 ¼ inch để cố định chúng vào mái nhà. Nên đặt chúng chồng lên các cạnh của máng nước (nếu có).
Bước 2: Lắp đặt các tấm lợp
– Lắp đặt tôn lợp từ đỉnh cao nhất rồi tiến dần đến mép mái. Tấm lợp đầu tiên để nó nhô mép ít nhất ¾ inch. Sử dụng đinh vít đầu có vòng đệm cao su để cố định chúng. Khoảng cách giữa các đinh vít khoảng 12 inch.
– Tiếp tục lắp đặt các tấm lợp khác, cần phải được gối lên nhau ít nhất 1 inch. Hoặc theo yêu cầu thiết kế với các tấm lợp liền kề.
– Tiếp tục cho đến khi tôn lợp được bao phủ toàn bộ mái nhà. Để các tấm tôn khít vào nhau, bạn có thể dùng keo silicone để siết chặt về phía các cạnh, làm cho các tấm lợp được gắn chặt hơn.
Bước 3: Lắp đặt các tấm tôn để che các khe nối
Nên sử dụng máng khe mái, có thể uốn cong tấm che thành hình chữ V để hợp với phần nóc mái. Tùy thuộc vào độ rộng máng khe nối bạn để sử dụng một hoặc hai hàng ốc vít.
Bước 4: Hoàn thành quá trình lắp đặt
- Đảm bảo các tấm tôn đã phủ lên toàn bộ mái nhà
- Kiểm tra các cạnh mái tôn được làm phẳng
- Kiểm tra các đinh vít đã được gắn chặt
- Dọn dẹp khu vực thi công